Kết quả tìm kiếm cho "Thoại Ngọc Hầu"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1524
Từ tháng Giêng kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch, hầu hết các đình, miếu đều diễn ra Lễ Kỳ yên, dân gian gọi đơn giản là lễ cúng đình. Mùa cúng đình không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an… mà còn là ngày hội tôn vinh nét dẹp văn hóa truyền thống của người dân Nam Bộ từ bao đời nay.
Vẻ đẹp thiên nhiên, vùng đất tình người An Giang luôn là đề tài bất tận tạo cảm hứng sáng tác đối với văn nghệ sĩ. Từ đó, những tác phẩm văn học, nghệ thuật (VHNT) sáng tác về An Giang ngày càng phong phú, đa dạng, phục vụ hiệu quả nhiệm chính trị địa phương và nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của người dân.
Ngày 25/3, Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Phan Huỳnh Sơn chủ trì hội thảo lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Nhà giáo. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tư pháp, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Phổ thông thực hành Sư phạm, THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, THCS Lý Thường Kiệt tham gia hội thảo.
Theo các chuyên gia kinh tế, muốn phát triển kinh tế tư nhân, Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện thể chế để tạo nên đột phá, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Chiều tối 19/3 (nhằm ngày 20/2 âm lịch), đoàn công tác lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành Trung ương và địa phương đến dâng hương tại Lăng Thoại Ngọc Hầu và Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang).
Nguồn gốc pho tượng và lai lịch Bà Chúa Xứ núi Sam mãi là bí ẩn lịch sử, nhưng hàng thế kỷ qua luôn là chỗ dựa tinh thần mãnh liệt của người dân.
Với lợi thế về địa hình tự nhiên và nhiều dân tộc, tôn giáo cùng chung sống lâu đời với những giá trị văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng thể hiện qua lễ hội văn hóa dân tộc, ẩm thực, làng nghề thủ công truyền thống, công trình kiến trúc độc đáo đã góp phần tạo nên thế mạnh đặc thù để An Giang phát triển du lịch (DL).
Hôm nay (19/3), Đảng bộ và Nhân dân tỉnh An Giang rộn ràng niềm vui đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện mang ý nghĩa sâu sắc, thúc đẩy vị thế của văn hóa Việt Nam trên bản đồ di sản thế giới. Đồng thời, là thành quả của hành trình 7 năm lập hồ sơ cho di sản vô giá này.
Lễ đón bằng công nhận của UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025 được tổ chức, với quy mô khoảng 3.000 đại biểu, diễn ra lúc 20 giờ, ngày 19/3, tại Khu du lịch quốc gia Núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc).
Hàng năm, vào dịp tháng 4 âm lịch, An Giang lại náo nhiệt đón chào dòng người từ khắp nơi đổ về tham dự Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Lễ hội là một trong những lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất của người dân Nam Bộ. Đây là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với Bà Chúa Xứ, vị thần được tin là mang lại bình an, may mắn và tài lộc.
Sáng 14/3, tại TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin đến các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh về sự kiện Lễ đón bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025.
Hàng năm, mùa Xuân vừa trôi qua, An Giang khấp khởi chào đón mùa Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Như lời hẹn ước sắt son, bao dòng người lại trẩy hội về Châu Đốc - thành phố lễ hội tâm linh nổi tiếng. Năm nay, một sự kiện trọng đại tầm vóc quốc tế được ghi dấu, làm tăng thêm sức hấp dẫn cho lời hẹn.